Trang chủ / Góc sinh viên / Tin sáng 15-12: Cả nước gần 7.300 ca nặng, nguy kịch, TP.HCM có kịch bản với Omicron

Tin sáng 15-12: Cả nước gần 7.300 ca nặng, nguy kịch, TP.HCM có kịch bản với Omicron

/ 12:44 am 15/12/2021

Tính đến 14-12, Việt Nam ghi nhận trên 1,24 triệu ca mắc COVID-19 tính từ đầu vụ dịch, trong đó có trên 28.000 người đã tử vong, số ca tử vong chiếm 2%/tổng số mắc. Các số liệu so sánh cho thấy số ca COVID-19 nặng và tử vong đang tăng.

Theo Bộ Y tế, hiện còn trên 288.300 ca đang theo dõi và điều trị tại các bệnh viện, trong số này có trên 239.900 người được theo dõi, điều trị tại nhà, trên 12.800 ca đang theo dõi, điều trị tại khu cách ly, trên 110.200 người đang điều trị tại các bệnh viện. Trong số đang điều trị tại bệnh viện có gần 7.300 ca trong tình trạng nặng phải thở oxy, thở máy.

So với trung bình 7 ngày trước, số ca mắc ngày 14-12 giảm 4,4%, số ca khỏi tăng 3,1%, số ca tử vong tăng 3,1%, số ca nặng tăng 32,7%.

Số ca mắc mới tăng 6%, số ca tử vong tăng 9,3% so với tuần trước. Số mắc mới tăng 144%, số tử vong tăng 146%, số đang điều trị tại bệnh viện tăng 151%, số ca nặng, nguy kịch tăng 70,7%, trong đó riêng nhóm thở máy xâm lấn tăng 76,7%… so với tháng trước.

Ngày 14-12, Văn phòng Chính phủ có công văn số 9136 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, yêu cầu bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức hội nghị với các chuyên gia, nhà khoa học trong tháng 12-2021 để có giải pháp ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi các trường hợp mắc COVID-19 chuyển nặng và tử vong.

Sáng 14-12, Bệnh viện Bạch Mai đã cử PGS-TS Nguyễn Văn Chi – phụ trách Trung tâm cấp cứu A9 – lên đường vào chi viện An Giang điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.

Trước đó, Bạch Mai đã điều động 2 đoàn công tác gồm hơn 30 y bác sĩ có kinh nghiệm vào hỗ trợ An Giang. An Giang là một trong số tỉnh thành có số mắc và số tử vong khá cao thời gian gần đây. Tỉ lệ tử vong/số mắc tại An Giang lên tới 2,4% (bằng mức của Kiên Giang), cao hơn mức bình quân của cả nước.

Bệnh viện Nhi trung ương điều động 20 y bác sĩ hỗ trợ Vĩnh Long, Bệnh viện E điều động 20 y bác sĩ hỗ trợ Tây Ninh, Bệnh viện Việt Đức và Phụ sản trung ương thành lập Trung tâm hồi sức cấp cứu tại Bà Rịa – Vũng Tàu…

Tin sáng 15-12: Cả nước gần 7.300 ca nặng, nguy kịch, TP.HCM có kịch bản với Omicron  - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

TP.HCM: Xây dựng “thế trận y tế” ứng phó với biến thể Omicron

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 hiện nay, UBND TP.HCM đã xây dựng thế trận y tế ứng phó với biến thể Omicron tại TP.HCM.

UBND TP.HCM đề nghị các cửa khẩu hàng không, hàng hải thực hiện nghiêm quy định về kiểm dịch y tế quốc tế, đặc biệt yêu cầu hành khách chuyến bay quốc tể phải có xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh, tổ chức cách ly kiểm dịch, xét nghiệm kiểm tra COVID-19 theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đặc biệt, đối với các chuyến bay, chuyến tàu xuất phát hoặc có hành khách đến từ các quốc gia đang có sự xuất hiện của biến thể Omicron sẽ bắt buộc cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ các quốc gia này (không cho phép cách ly tại nhà), bất kể tiền sử đã tiêm vắc xin hoặc đã mắc COVID-19 trước đó.

Tin sáng 15-12: Cả nước gần 7.300 ca nặng, nguy kịch, TP.HCM có kịch bản với Omicron  - Ảnh 3.

F0 điều trị tại bệnh viện dã chiến Phú Nhuận số 01, quận Phú Nhuận, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

TP sẽ tổ chức các hoạt động theo dõi sức khỏe, tầm soát, sàng lọc tại cơ sở y tế, trong cộng đồng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… để phát hiện và thông báo sớm cho cơ quan chức năng những ca nghi nhiễm có liên quan đến người nhập cảnh, nghi ngờ tái nhiễm COVID-19 để thực hiện xét nghiệm kiểm tra; trong đó có thể có những ca không phát hiện nhiễm trong quá trình cách ly kiểm dịch sau nhập cảnh.

Các phòng xét nghiệm chủ động phát hiện sớm trường hợp nhiễm biến thế Omicron bằng cách xem xét dấu hiệu thiếu gen S trong các mẫu xét nghiệm RT-PCR dương tính với COVID-19. Thực hiện xét nghiệm giải trình tự gene tất cả các trường hợp dương tính thuộc nhóm người nhập cảnh trong vòng 28 ngày và người tái nhiễm COVID-19.

Khi phát hiện ca nhiễm biến thể Omicron phải tập trung điều tra truy vết tìm nguồn lây ban đầu và người tiếp xúc gần để khẩn trương xử lý dập dịch, cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Tùy theo mức độ nguy hiểm về khả năng lây lan và gây bệnh nặng của biến thể Omicron được cập nhật, kịp thời triển khai các biện pháp kiểm soát dịch tương ứng như truy vết, cách ly tập trung nghiêm ngặt đối với người tiếp xúc gần (F1).

Tin sáng 15-12: Cả nước gần 7.300 ca nặng, nguy kịch, TP.HCM có kịch bản với Omicron  - Ảnh 4.

Học sinh trường THPT Nguyễn Thị Diệu (Q.3, TP. HCM) được tiêm vắc xin mũi 2 – Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo TTO

Tags:
1900 2039